ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong một cộng đồng cư dân, việc quản lý và vận hành các dịch vụ chung thường được giao cho một đơn vị chuyên trách. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đơn vị này là thu hộ và chi hộ các khoản phí liên quan đến các dịch vụ tiện ích như tiền nước, tiền điện, vệ sinh, an ninh, và bảo trì các khu vực chung. Tuy nhiên, một tình huống bất ngờ đã xảy ra khi Công ty cấp nước thông báo tạm ngừng cung cấp nước do Đơn vị quản lý vận hành không đóng tiền nước suốt 7 tháng, mặc dù đã thu tiền từ cư dân. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng cư dân về tính hợp pháp và đạo đức của hành vi này.
Thông báo ngừng cung cấp nước của Công ty Cấp nước
THÔNG BÁO CẮT NƯỚC THÁNG 08/2024 (PDF). Bấm vào đây để tải về file PDF
Đơn vị quản lý vận hành đã trả lời rằng mọi thông tin đều chưa chính thức khi chưa có sự Thông báo từ Ban quản lý, nghĩa là Thông báo của Công ty Cấp nước cũng là chưa chính thức.
NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐÓNG TIỀN NƯỚC
Theo thông tin từ cộng đồng cư dân, có ý kiến cư dân có nick zalo là “Do Thi QuynhHuong” cho rằng Đơn vị quản lý vận hành đã sử dụng tiền thu hộ để chi trả cho nhân sự và các chi phí quản lý khác. Điều này dường như xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trong việc duy trì hoạt động của đơn vị, tuy nhiên, hành vi này có thể vi phạm các quy định trong hợp đồng giữa đơn vị quản lý vận hành và cộng đồng cư dân.
PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ QUẢN LÝ VẬN HÀNH NHÀ CHUNG CƯ
Hợp đồng giữa đơn vị quản lý vận hành và cộng đồng cư dân thường quy định rõ ràng về trách nhiệm thu hộ, chi hộ và việc quản lý các khoản tiền này. Theo quy định chung, số tiền thu hộ phải được sử dụng đúng mục đích như đã thỏa thuận, tức là dùng để thanh toán cho các dịch vụ tiện ích đã được định trước (như tiền nước). Việc sử dụng số tiền này cho các mục đích khác, dù là để duy trì hoạt động của đơn vị quản lý vận hành, nếu không được sự đồng ý của cộng đồng cư dân, chủ sở hữu nguồn tiền, đều được xem là vi phạm hợp đồng.
PHÂN TÍCH HÀNH VI VI PHẠM
Theo quy định pháp luật Việt Nam, đặc biệt là trong Bộ Luật Dân sự và Bộ Luật Hình sự, hành vi sử dụng tiền thu hộ sai mục đích có thể bị coi là vi phạm hợp đồng và có thể dẫn đến các chế tài pháp lý. Cụ thể:
Về trách nhiệm dân sự.
Việc đơn vị quản lý vận hành không thanh toán tiền nước suốt 7 tháng, dù đã thu tiền từ cư dân, có thể bị coi là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Trong trường hợp này, cộng đồng cư dân có quyền yêu cầu đơn vị quản lý vận hành thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng, và yêu cầu bồi thường thiệt hại của việc bị ngừng cung cấp nước.
Về trách nhiệm hình sự.
Pháp luật Việt Nam quy định Đơn vị quản lý phải tuân thủ các điều khoản đã cam kết và không được sử dụng tiền thu hộ cho các mục đích khác nếu không có sự đồng ý của bên thu hộ, việc sử dụng nguồn tiền thu hộ vào những hoạt động khác có dấu hiệu của hành vi chiếm đoạt tiền thu hộ của cộng đồng người dân.
Nhưng có một tình tiết mà Đơn vị quản lý vận hành "quên mất" rằng Hợp đồng quản lý vận hành giữa Ban quản trị và Đơn vị quản lý vận hành không còn hiệu lực pháp lý, cho nên việc quản lý vận hành tại Chung cư Miếu Nổi 18 Tầng khác với ở những Chung cư khác, chiêu trò chiếm dụng tiền thu hộ lần này có lẽ là lần cuối cùng của Đơn vị quản lý vận hành.
KẾT LUẬN
Từ phân tích trên, có thể thấy rằng hành vi của đơn vị quản lý vận hành trong việc sử dụng tiền thu hộ để chi trả cho các chi phí khác mà không có sự đồng ý của cộng đồng cư dân là vi phạm hợp đồng và có thể dẫn đến các chế tài pháp lý. Để bảo vệ quyền lợi của mình, cộng đồng cư dân cần giám sát chặt chẽ hoạt động Thu - Chi tài chính, đảm bảo sổ sách giấy tờ kế toán của Đơn vị quản lý vận hành, và nếu cần, có thể tìm đến sự hỗ trợ của các cơ quan pháp lý để giải quyết vấn đề một cách công bằng.
---
DLP